Ung thư tuyến nước bọt (UTTNB) là một căn bệnh ung thư khá hiếm, có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng. Dù hiếm nhưng bệnh mang tới nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh ung thư tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt và tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn. Nước bọt làm cho thức ăn ẩm, giúp bạn nhai và nuốt, tiêu hóa thức ăn, làm sạch miệng và có các kháng thể tiêu diệt vi trùng.

Có ba cặp tuyến nước bọt lớn nằm phía dưới và phía sau xương hàm – tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm. Nhiều tuyến nước bọt nhỏ khác nằm trong môi, bên trong má và rải rác khắp miệng và cổ họng.

Bệnh ung thư tuyến nước bọt (UTTNB) là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính nằm ở các vùng thuộc đầu cổ. Các khối u có thể được bắt gặp ở những vị trí như: Lưỡi, phần dưới hàm, mang tai, niêm mạc đường hô hấp,… Khối u ở mỗi vị trí lại gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.

Khối u tuyến nước bọt thường xảy ra nhất ở tuyến mang tai, chiếm gần 85% trong tất cả các khối u tuyến nước bọt và khoảng 25% là ung thư tuyến nước bọt dưới hàm. Điều trị khối u tuyến nước bọt thường liên quan đến phẫu thuật, nhưng để điều trị ung thư, ngoài phẫu thuật ra còn bao gồm xạ trị và hóa trị.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt. Các bác sĩ cho biết ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi ADN của một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Các đột biến này cho phép các tế bào phát triển và phân chia bất thường. Các tế bào bị đột biến tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết. Các tế bào này tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và di căn đến các khu vực xa của cơ thể.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

  • Lớn tuổi. Bệnh UTTNB thường được phát hiện ở người lớn tuổi
  • Tiếp xúc với phóng xạ. Phóng xạ dùng để điều trị ung thư đầu và cổ làm tăng nguy cơ bị bệnh UTTNB
  • Môi trường làm việc tiếp xúc với chất độc. Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với chất độc có nguy cơ cao mắc bệnh UTTNB. Các nghề nghiệp liên quan đến bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm công nghiệp cao su, khai khoáng amiăng hay hàn chì
  • Virus: Virus liên quan đến bệnh UTTNB bao gồm HIV và virus Epstein-BarrHPV có liên quan đến vài loại ung thư đầu và cổ khác nhưng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đầu và cổ nhưng không đóng vai trò trong việc gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên, vài loại u tuyến nước bọt lành tính như bướu Warthin thì có liên quan đến hút thuốc lá.
Chuẩn đoán và điều trị sớm ung thư tuyến nước bọt để có kết quả tốt nhất.

Những dấu hiệu của bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

  • Có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ
  • Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ
  • Có khác biệt giữa kích thước và / hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u
  • Tê ở một phần khuôn mặt
  • Có yếu các cơ ở một bên mặt
  • Khó mở miệng to
  • Có dịch bất thường chảy ra từ tai
  • Khó nuốt

Một số các dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều quan trọng người bệnh phải gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tìm và điều trị nguyên nhân nếu có.

Điều trị bệnh

Chuẩn đoán bệnh

UTTNB không phổ biến do đó các bác sĩ không khuyên người bệnh xét nghiệm trừ khi có người bệnh có triệu chứng nghi ngờ. Tuy nhiên, vì vị trí của u ở nông, trong nhiều trường hợp UTTNB có thể được phát hiện sớm. Thông thường bệnh nhân, nha sĩ hoặc bác sĩ có thể nhận thấy một khối u trong một trong các tuyến nước bọt (thường ở hai bên mặt hoặc trong miệng), đặc biệt là UTTNB giai đoạn cuối.

Tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng có thể của UTTNB và không bỏ qua chúng có thể giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư này để khi điều trị có khả năng hiệu quả nhất.

Các xét nghiệm và thủ thuật được dùng để chẩn đoán bệnh UTTNB bao gồm:

  • Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ khám các khối sưng vùng hàm, cổ và họng
  • Chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể giúp bác sĩ xác định kích thước và vị trí ung thư.
  • Sinh thiết. Bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết để xét nghiệm. Trong quá trình chọc hút sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa kim vào trong vùng nghi ngờ bị ung thư và hút dịch hoặc tế bào. Các khối u tuyến nước bọt sẽ được phân tích tại phòng xét nghiệm sau khi phẫu thuật để chẩn đoán.

Giai đoạn của bệnh

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn mới bắt đầu các tế bào ung thư xuất hiện và chưa có bất cứ một biểu hiện nào để người bệnh cảm nhận được.
  • Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và bệnh nhân cảm nhận được dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối của ung thư tuyến nước bọt và bệnh nhân không có khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho bệnh này. Ung thư có thể cắt bỏ được hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ phát triển của nó trong các cấu trúc lân cận, nhưng nó cũng phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật.

Trong hầu hết các trường hợp, ung thư và một số hoặc tất cả các tuyến nước bọt xung quanh sẽ được loại bỏ. Mô mềm gần đó cũng có thể được lấy ra. Mục tiêu là không có tế bào ung thư ở các cạnh bên của khối u được loại bỏ. Nếu ung thư hoạt động mạnh có khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng hoặc nếu nó đã lan đến các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết từ cùng một bên cổ có thể được bóc tách.

Xạ trị

Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng khi:

  • Là phương pháp điều trị chính (một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu) đối với một số bệnh ung thư tuyến nước bọt không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật vì kích thước hoặc vị trí của khối u hoặc nếu người bệnh không muốn phẫu thuật vì lý do cá nhân.
  • Sau phẫu thuật (một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu) để cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị bỏ lại để giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển trở lại.
  • Ở những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển để làm giảm với các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc khó nuốt

Hóa trị

Đối với những người bị ung thư tuyến nước bọt, hóa trị thường được sử dụng khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa hoặc trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có chức năng thu nhỏ các khối u, nhưng nó không có khả năng chữa khỏi loại ung thư này. Những loại thuốc điều trị ung thư này có thể được dùng cùng với xạ trị (gọi là hóa trị liệu) để ngăn chặn ung thư nước bọt có nguy cơ cao quay trở lại sau phẫu thuật.

Các bác sĩ cho hóa trị theo chu kỳ, với mỗi giai đoạn điều trị theo sau là một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cho cơ thể có thời gian phục hồi. Chu kỳ hóa trị thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần. Hóa trị có thể không được khuyến cáo cho những bệnh nhân có sức khỏe kém hay tuổi cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Để có một sức khỏe tốt và không bị mắc bệnh bạn cần có cách phòng tránh cho bản thân mình như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Để đảm bảo vệ sinh bạn ít nhất vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Uống thật nhiều nước: Mỗi ngày cần bổ sung lượng nước đầy đủ ít nhất 2 lít nước
  • Không hút thuốc: Thuốc lá cực kì nguy hại ngay từ bây giờ bạn phải tập cai thuốc.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Phải lên kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp nhất. Cần thiết bồi bổ các dưỡng chất, các loại vitamin cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày.