Ung thư di căn (UTDC) là tình trạng tế bào ung thư theo máu hoặc hệ bạch huyết lan đến các khu vực khác trong cơ thể. Ung thư tại cơ quan thứ 2 trở lên gọi là ung thư thứ phát, hay UTDC, điều trị bệnh lúc này khó khăn, hiệu quả thấp hơn. Phát hiện sớm các dấu hiệu của UTDC là cần thiết với mọi bệnh nhân.

Ung thư di căn là gì?

Di căn là một thuật ngữ thường được sử dụng trong y học để nói về sự di chuyển của các tế bào ung thư sang các bộ phận, khu vực khác trong cơ thể.

UTDC có đặc điểm và tính chất gần giống với ung thư nguyên phát; tuy nhiên mức độ phát tán và nguy hiểm của chúng lớn hơn rất nhiều.

UTDC có cùng tên gốc với ung thư nguyên phát. Một ví dụ cụ thể đó là khi bị ung thư gan, các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi sẽ được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi, chứ không phải gọi là ung thư phổi.

Sự phát triển của di căn

Trong quá trình di căn, các tế bào ung thư lây lan từ nơi chúng lần đầu tiên hình thành đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các tế bào ung thư lây lan qua cơ thể theo các bước. Các bước này bao gồm:

  • Phát triển hoặc xâm lấn, mô bình thường gần đó.
  • Di chuyển qua các hàng rào của các hạch bạch huyết hoặc các mạch máu gần đó.
  • Di chuyển qua hệ bạch huyết và máu đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Dừng lại ở các mạch máu nhỏ ở một vị trí khác, xâm lấn các thành mạch máu và di chuyển vào các mô xung quanh.
  • Phát triển trong mô này và hình thành một khối u khác.
  • Phát triển các mạch máu mới, tạo ra nguồn cung cấp máu cho phép khối u tiếp tục phát triển.

Hầu hết, các tế bào ung thư lây lan sẽ chết tại một số nơi trong quá trình di căn. Nhưng, tình trạng suy giảm là điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư có thể hình thành khối u mới ở các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào UTDC cũng có thể không hoạt động ở một thời điểm nào đó và khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ hoạt động trở lại.

Ung thư di căn đi tới vị bộ phận nào?

Ung thư có thể di căn đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, mặc dù các loại ung thư khác nhau hay có khả năng di căn đến các cơ quan nhất định. Các cơ quan phổ biến nhất nơi ung thư lây lan là xương, gan và phổi. Một số bệnh ung thư thường gặp di căn đến các vị trí phổ biến thường gặp:

  • UT bàng quang: Bộ phận di căn gồm xương, gan, phổi.
  • UT vú: Bộ phận di căn thường là xương, não, gan, phổi.
  • UT đại tràng: Bộ phận di căn thường là gan, phổi, phúc mạc.
  • UT thận: Bộ phận di căn thường là tuyến thượng thận, xương, não, gan, phổi.
  • UT phổi: Bộ phận di căn thường là tuyến thượng thận, xương, não, gan, phổi.
  • UT tuyến tụy: Bộ phận di căn thường là gan, phổi, phúc mạc.
  • UT tuyến tiền liệt: Bộ phận di căn thường là tuyến thượng thận, xương, gan, phổi.
  • UT trực tràng: Bộ phận di căn thường là gan, phổi, phúc mạc.
  • UT tuyến giáp: Bộ phận di căn thường là xương, gan, phổi.
  • UT tử cung: Bộ phận di căn thường là xương, gan, phổi, phúc mạc, âm đạo.
UT di căn tới não

Triệu chứng của UTDC

UTDC không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của các khối u di căn. Một số dấu hiệu phổ biến của UTDC bao gồm:

  • Đau và gãy xương, khi ung thư đã lan đến xương.
  • Nhức đầu, co giật hoặc chóng mặt, khi ung thư đã lan đến não.
  • Khó thở, khi ung thư đã lan đến phổi.
  • Vàng da hoặc sưng ở bụng, khi ung thư đã lan đến gan.

Điều trị di căn

Ung thư khó kiểm soát khi di căn. Mặc dù một số loại UTDC có thể được chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị hiện đại, tuy nhiên đa số là khó khăn trong chữa trị.

Điều trị UTDC còn tùy thuộc vào loại ung thư, các lựa chọn điều trị có sẵn và mong muốn. Nó cũng phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe nói chung, cách điều trị mà bạn đã thực hiện trước đây và một vài yếu tố khác. Phương pháp điều trị UTDC bao gồm phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch và xạ trị.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị UTDC là ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư hoặc làm giảm các triệu chứng do nó gây ra. Trong một số trường hợp, điều trị ung thư di căn có thể giúp kéo dài cuộc sống.