Khi tế bào ác tính hình thành ở lớp trong cùng của thành ruột và bắt đầu xâm lấn ra phía ngoài sẽ dẫn đến ung thư. Đây là loại ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư đại tràng sẽ làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng (UTĐT) xuất phát từ ruột già gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào, có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể. Do đó, việc nhận biết nguyên nhân gây bệnh là rất quan trong trong việc giúp bạn phòng ngừa UTĐT hiệu quả.

Nguyên nhân ung thư đại tràng bao gồm:

  • Polyp đại tràng: Là nguyên nhân quan trọng gây ung thư đại tràng. Theo một nghiên cứu, trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hóa càng cao.
  • Các bệnh đại tràng mãn tính: Ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh: lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại tràng như viêm loét đại tràng mãn tính
  • Chế độ ăn uống: Trực tràng ở đoạn cuối của hệ tiêu hóa, vì thế chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư trực tràng.Theo các khảo cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, những người có chế độ ăn càng nhiều chất đạm từ thịt, mỡ động vật, ăn nhiều các đồ ăn được chế biến như nướng, rán, hun khói, thức ăn với nhiều chất cholesterol mà không ăn chất xơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá béo…. trong nhiều năm thì có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh polyp đại tràng gia đình liên quan tới đột biến của gen APC (Adenomatous polyposis coli), chiếm 1% các ung thư đại tràng. Ngoài ra, HNPCC còn gọi là hội chứng Lynch, liên quan tới gen P53, RAS và DCC. Chiếm 5% trong số các ung thư đại trực tràng.
  • Tuổi: Ung thư đại trực tràng đa phần thường xuất hiện ở những bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Theo thống kê, 90% người bước sang độ tuổi 50 tăng nhanh nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Theo thống kê ở Mỹ, cứ 16 người bước sang tuổi 50 thì có 1 người bị ung thư đại trực tràng.
  • Tiền sử bệnh nhân: Những người đã từng bị các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng… cũng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
  • Lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu…: Những yếu tố này cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Giai đoạn 1

  • Ở giai đoạn 1, lớp trong cùng của đại tràng chỉ mới bị xuất hiện các tế bào ung thư ác tính. Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn này thì tỷ lệ sống của người bị ung thư đại trực tràng cao khoảng 85 – 90%.

Giai đoạn 2

  • Đến giai đoạn 2, khu vực khác trong đại tràng đã bị các tế bào ung thư xâm lấn. Do các tế bào này vẫn chưa di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể nên tỷ lệ sống của người mắc bệnh cao khoảng 80%.

Giai đoạn 3

  • Ở giai đoạn 3, các hạch bạch huyết xung quanh đại tràng đã bị xâm lấn bởi tế bào ung thư. Vì vậy, nếu điều trị ở giai đoạn này thì cơ hội sống của người bệnh chỉ còn 40 – 60%.

Giai đoạn 4

  • Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối cùng thì các tế bào ác tính đã di căn và lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ sống ở giai đoạn này rất thấp, còn khoảng 10%.

Các biện pháp điều trị

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật dự phòng bệnh: phẫu thuật cắt bỏ những thương tổn tiền ung thư góp phần tích cực làm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh
  • Phẫu thuật điều trị ung thư: có hai loại chỉ định chính là phẫu thuật triệt để và tạm thời. Việc áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

Xạ trị

  • Xạ trị có thể chữa khỏi bệnh, giúp kéo dài thời gian và điều trị triệu chứng bệnh ung thư.

Hóa trị

  • Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư.

Phương pháp dự phòng

Ung thư đại trực tràng có thể phòng tránh được thông qua một số biện pháp dưới đây:

  • Chế độ ăn uống khoa học, không ăn quá nhiều thịt, chất béo, hạn chế uống các loại đồ uống có cồn,… Nên ăn nhiều thực phẩm giàu xơ, bởi vì chúng có thể làm giảm ứ đọng phân trong lòng ruột và sản sinh các vi khuẩn có lợi.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao.
  • Bổ sung nhiều loại vitamin E, C, A và canxi.
  • Đối với những người ở độ tuổi từ 50 trở lên thì nên xét nghiệm máu trong phân, nội soi trực tràng, đại tràng 3 – 5 năm một lần để có thể phát hiện sớm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với những chất gây đột biến gen như: thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng,… có trong thực phẩm.
  • Khám sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
  • Khi có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Ung thư đại tràng ngày càng phổ biến và trẻ hóa dần. Một phần do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không cân đối có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng đặc biệt là người có tiền sử bệnh lên quan và người cao tuổi. việc nhận biết nguyên nhân gây bệnh là rất quan trong trong việc giúp bạn phòng ngừa UTĐT hiệu quả.

Theo Pararx