Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40-45, và có xu hướng tăng theo tuổi. Nếu chẩn đoán sớm được bệnh thì khả năng chưa trị sẽ khá cao. Vậy phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng là gì?

Khái quát về ung thư đại trực tràng

Đại trực tràng là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa. Đại trực tràng bao gồm đại tràng (thành phần chính của ruột già) và trực tràng (phần nối đại tràng với hậu môn). Trong đó, đại tràng được chia thành các phần nhỏ hơn như: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng ngang và đại tràng sigma.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư bắt nguồn từ đại tràng hoặc trực tràng, phổ biến ở cả nam và nữ trên 40 tuổi. Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng không thực sự rõ ràng và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lành tính liên quan đến đại trực tràng.

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư đại tràng

Theo kết quả thống kê của các cuộc khảo sát, phần lớn người bệnh chỉ được chẩn đoán và phát hiện ra bệnh khi ung thư đã bước sang giai đoạn cuối. Lúc này khả năng chữa khỏi là rất thấp và tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Ung thư đại tràng rất khó để phát hiện ở những giai đoạn đầu, thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu liên quan đến các bệnh tiêu hóa, khiến người bệnh chủ quan, không thăm khám. Chỉ đến khi ung thư đại tràng bắt đầu bước sang giai đoạn di căn khối u tới các bộ phận khác của cơ thể, gây chèn ép, đau đớn, tắc hoặc thủng ruột thì mới phát hiện ra bệnh.

Do đó, việc tiến hành tầm soát ung thư đại tràng định kì là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu bất thường liên quan đến đại tràng. Từ đó, đưa ra phương án điều trị hiệu quả và kịp thời, gia tăng tỷ lệ sống sót nếu người đó mắc bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng

Thông thường, dấu hiệu hay các triệu chứng lâm sàng là không rõ ràng và không thể xác định được liệu bạn có mắc phải ung thư đại tràng hay không. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là phương án chính xác nhất giúp phát hiện căn bệnh này. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh lý và các dấu hiệu mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ lựa chọn các hình thức xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng khác nhau.

Nội soi đại trực tràng

Nội soi có thể coi là chỉ định đầu tiên và bắt buộc nhằm xác định tổn thương đại trực tràng. Có thể nội soi bằng ống soi mềm hoặc cứng, tùy thuộc vị trí của tổn thương là ở trực tràng hay trên khung đại tràng.

Hình ảnh thu được từ quá trình nội soi sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở đại tràng và trực tràng. Đồng thời, nội soi cũng hỗ trợ tích cực cho việc lấy mô sinh thiết xác định u lành tính hay ác tính nếu có bất thường.

Xét nghiệm máu trong phân

Xét nghiệm máu trong phân (Xét nghiệm FOBT) là phương pháp dùng để phát hiện và tìm máu ẩn có trong phân. Nếu trong  phân có máu, đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý như ung thư đại tràng hay polyp đại tràng, polyp trực tràng,… Lúc này, nguyên nhân gây chảy máu thường là do ung thư đại tràng gây tăng sinh và làm tổn thương các mạch máu, khiến chảy máu làm máu dính trong phân.

Bạn có thể phát hiện máu xuất hiện trong phân bằng mắt thường nếu lượng máu là lớn, nhưng với máu ẩn thì rất khó để phát hiện. Máu ẩn trong phân sẽ được phát hiện thông qua việc xét nghiệm sử dụng hóa chất. Khi máu ẩn được tìm thấy trong phân, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành các kiểm tra bổ sung để xác định nguồn gốc gây chảy máu.

Các phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân gồm có:

  • Xét nghiệm máu trong phân Guaia.
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân Immunochemical (FOBT hay FIT).
  • Mô flushable hay tinh khiết pad.

Xét nghiệm chỉ điểm ung thư

Một trong những xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng chính là tìm ra các chất chỉ điểm ung thư như CEA, CA 19.9 hay CA 74,… trong máu của người bệnh.

 Siêu âm ổ bụng

Siêu âm không thể giúp chúng ta phát hiện các khối u trong khung đại tràng nhưng có thể sử dụng trong chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn. Lúc này kích thước khối u đã lớn hơn, siêu âm sẽ chỉ ra được các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày lên,….

Chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp CT hay MRI có thể được bác sĩ chỉ định thay thế cho nội soi để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng trong một số trường hợp cần thiết. Điển hình như khi người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định nội soi hoặc bệnh nhân không thể hợp tác để thực hiện nội soi. Vai trò chính của hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là xác định giai đoạn ung thư đại trực tràng sau khi đã có chẩn đoán xác định.

Điều trị ung thư đại trực tràng

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng phần lớn dựa vào giai đoạn phát triển của ung thư. Ngoài ra các yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của người bệnh cũng rất quan trọng.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau và xây dựng thành phác đồ chi tiết để có thể đạt được kết quả khả quan nhất cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị phổ biến nhất có thể kể đến như: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, ghép tế bào gốc…

Ung thư đại trực tràng có thể được phát hiện hiện sớm bằng những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Việc tầm soát sớm ung thư đại tràng giúp phát hiện sớm mang lại hiệu quả điều trị rất cao. Khi nghi ngờ bất cứ dấu hiệu ung thư nào, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa kịp thời.

Theo Pararx